Điểm Chuẩn Các Trường Y

Điểm Chuẩn Các Trường Y

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

Điểm chuẩn các trường Y, Dược công lập năm 2023 như sau:

Trường ĐH Y Hà Nội lấy điểm chuẩn xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 19 đến 27,73. Trong đó, ngành Y khoa cao nhất. Có 209 em trúng tuyển vào ngành theo phương thức này và 73 em khác được xét tuyển thẳng. Nếu có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh đăng ký vào ngành Y khoa chỉ cần đạt 26 điểm. Ngành này đào tạo ở phân hiệu Thanh Hóa lấy 26,39.

Tương tự mọi năm, ngành Răng - Hàm - Mặt có điểm chuẩn cao thứ hai với 27,5 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Điều dưỡng ở phân hiệu Thanh Hóa với 19 điểm.

Trường ĐH Dược Hà Nội: Ngành Dược học lấy cao nhất 25 điểm, giảm một điểm so với năm ngoái. Các ngành còn lại là Hóa Dược lấy 24,9 điểm. Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học là 24,21 còn Hóa học là 23,81 điểm.

Năm nay, trường tuyển 960 sinh viên theo bốn phương thức, gồm tuyển thẳng với thí sinh là anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua, đạt giải học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển kết hợp học bạ và chứng chỉ SAT, ACT (bài thi chuẩn hóa quốc tế); sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội; xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trường ĐH Y tế Công cộng: Theo phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng có điểm chuẩn cao nhất, 21,8 điểm, cao hơn năm ngoái 0,3 điểm. Công nghệ kỹ thuật môi trường lấy điểm chuẩn thấp nhất, 16 điểm, tăng 1 điểm so với 2022.

Ở phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ), ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học lấy mức điểm chuẩn cao nhất, với 27,5 điểm. Ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất vẫn là Công nghệ kỹ thuật môi trường, 19,1 điểm.

Trường ĐH Y Dược (ĐH Quốc gia Hà Nội): Điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt 26,8 điểm, vượt ngành Y khoa để vươn lên vị trí dẫn đầu. Ngành Y khoa lấy 26,75, giảm 0,55 điểm so với mức 27,3 năm ngoái. Ngành Dược có điểm chuẩn 24,35 điểm, cao thứ 3. Ba ngành còn lại lấy điểm chuẩn từ 23,55 điểm trở lên, trong đó ngành Kỹ thuật Hình ảnh y học thấp nhất, thay thế vị trí năm ngoái của ngành Điều dưỡng.

Trường ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên) là trường y đầu tiên ở phía Bắc công bố điểm chuẩn năm 2023. Trong đó, ngành Răng - Hàm - Mặt lấy điểm cao nhất là 26,25. Xếp sau ngành Răng - Hàm - Mặt là Y khoa với điểm chuẩn là 26 điểm, xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngành Dược học lấy 24,7 điểm, ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học lấy 24,25 điểm. Các ngành còn lại dao động từ 19 - 21,25 điểm.

Trường ĐH Y Dược Thái Bình: Điểm chuẩn của trường dao động từ 15 đến 25,8, cao nhất là ngành Y khoa. Với mức này, điểm chuẩn ngành Y khoa thấp hơn năm ngoái 0,5 điểm. Xếp thứ hai về điểm chuẩn là ngành Kỹ thuật xét nghiệm với 23,8 điểm. Dược học, Y học cổ truyền đều lấy trên 23. Trong khi đó, Y tế công cộng lấy điểm chuẩn thấp nhất - 15 điểm.

Trường ĐH Y Dược Hải Phòng điểm chuẩn dao động từ 19 - 25,4 điểm, giảm từ 0,6 đến gần 2 điểm so với năm ngoái. Ngành Răng hàm mặt có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là 25,4 điểm - giảm 0,6 điểm so với năm 2022. Theo sau đó là ngành Y khoa (B) với 25,35 điểm - giảm 0,85 điểm so với năm ngoái. Ngành Dược học (A) có mức điểm chuẩn là 23,43 điểm - giảm 1,67 điểm so với năm 2022. Ngành Y học dự phòng có điểm chuẩn thấp nhất trường là 19 điểm. Đây cũng là mức điểm chuẩn thấp nhất trong 2 năm trở lại đây.

Năm 2023, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam tuyển sinh 950 chỉ tiêu ngang bằng so với chỉ tiêu năm 2022. Điểm chuẩn ngành Y khoa lấy 25,05 điểm; Dược học: 23,09; Y học cổ truyền: 21,85.

Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng: Điểm chuẩn ngành Y đa khoa cao nhất với 25 điểm, thứ hai là ngành Dược 23,75, các ngành còn lại 19 điểm. Riêng Y tế công cộng thấp nhất 15 điểm.

Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế: 16-26

Trường ĐH Y Dược Cần Thơ công bố điểm trúng tuyển từ 20 đến 25,52. Ngành Y khoa vẫn đứng đầu nhưng mức này giảm nhẹ so với năm ngoái (25,6 điểm). Xếp thứ hai về điểm chuẩn là ngành Răng - Hàm - Mặt với 25,4, giảm 0,5 điểm so với năm 2022. Thấp nhất là ngành Y tế công cộng với điểm chuẩn 20.

Trừ ba ngành này, nhìn chung các ngành còn lại đều tăng điểm chuẩn so với năm ngoái. Ngành Điều dưỡng lấy 23,2 điểm, tăng mạnh nhất 1,45 điểm.

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Ngành Y khoa khu vực ngoài TP.HCM lấy điểm chuẩn 26,31, cao nhất trường nhưng giảm nhẹ gần 0,3 điểm so với năm ngoái. Tương tự, điểm chuẩn ngành Răng - Hàm - Mặt khu vực ngoài TP.HCM cũng giảm 0,37 điểm.

Riêng ngành Dinh dưỡng có mức trúng tuyển tăng 4,15 và 2,7 điểm lần lượt với khu vực tuyển sinh ở TP.HCM và toàn quốc. Ngành Điều dưỡng cũng ghi nhận điểm chuẩn tăng 4 điểm, Kỹ thuật phục hồi chức năng tăng khoảng 3 điểm.

Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM): 19,65-26,15 điểm

Trường ĐH Y Dược TP.HCM: Ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, mức cao nhất - 27,34 thuộc về ngành Y khoa, giảm khoảng 0,2 điểm so với năm ngoái. Xếp thứ hai về điểm chuẩn là ngành Răng - Hàm - Mặt với 26,96 điểm, giảm 0,04 điểm. Thấp nhất là ngành Y tế công cộng - 19 điểm, giảm 3,25 điểm. Ngược lại, ngành Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Điều dưỡng, Hộ sinh tăng 0,5- 3 điểm.

Nếu xét tuyển kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, điểm chuẩn sẽ thấp hơn 0,2-2 điểm. Riêng ngành Y học dự phòng, thí sinh xét kết hợp phải đạt 23,45 điểm mới đỗ, trong khi xét riêng điểm thi chỉ cần đạt 22,65 điểm.

Năm 2023, Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn ngành Sức khỏe với ngành Y khoa và Răng - Hàm - Mặt cùng mức 22,5 điểm, tiếp theo là ngành Y học cổ truyền và Dược học lấy 21 điểm. Các ngành còn lại là Điều Dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học và Kỹ học phục hồi chức năng lấy 19 điểm.

Năm 2023, tất cả các trường đều xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Các trường đào tạo ngành Y, Dược đa số xét tuyển tổ hợp B00 (Toán, Hoá, Sinh), ngoại trừ một số ngành kỹ thuật y dược.

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ từ 24/8 đến 17h ngày 8/9. Nếu không xác nhận, các em bị coi như không trúng tuyển. Ngoài ra, thí sinh cần làm thủ tục nhập học theo hướng dẫn riêng của từng trường.

Ngành Dược học của Đại học Dược Hà Nội có điểm chuẩn học bạ 28, cao nhất trong khối ngành Sức khỏe.

Ngoài tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp, Đại học Dược Hà Nội còn xét tuyển sớm bằng học bạ THPT với học sinh lớp chuyên và xét kết hợp học bạ với chứng chỉ quốc tế SAT/ACT (bài thi chuẩn hóa dùng tuyển sinh vào các đại học Mỹ).

Ngành Dược học có điểm chuẩn cao nhất trường - 86,75/100 với phương thức xét kết hợp và 28 điểm nếu xét học bạ học sinh chuyên.

Đây là điểm trung bình ba môn trong 6 học kỳ THPT theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên và khuyến khích nếu có.

Với phương thức xét tuyển kết hợp, trường yêu cầu thí sinh có chứng chỉ SAT từ 1.300/1.600 trở lên, riêng ngành Dược học là 1.350; điểm chứng chỉ ACT từ 27/36 trở lên, ngành Dược học là 30.

Cách tính điểm xét tuyển (thang điểm 100) của phương thức này như sau:

Điểm xét tuyển = Điểm SAT x 90/1600 + (Điểm trung bình môn 1 + Điểm trung bình môn 2 + Điểm trung bình môn 3)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có) x 100/30.

Điểm xét tuyển = Điểm ACT x 90/36 + (Điểm trung bình môn 1 + Điểm trung bình môn 2 + Điểm trung bình môn 3)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có) x 100/30.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT ở TP HCM, ngày 28/6. Ảnh: Thanh Tùng

Điểm chuẩn học bạ THPT của trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng dao động 18,7-25,32. Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học có đầu vào cao nhất. Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng cũng tính điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình ba môn theo tổ hợp trong ba năm, cộng điểm ưu tiên nếu có.

Đại học Phenika công bố điểm chuẩn xét theo học bạ THPT từ 20 đến 29,5 điểm. Trường có 6 ngành thuộc khối Sức khỏe, lấy điểm chuẩn học bạ từ 21 đến 26, trong đó Y khoa cao nhất.

Mức trên là tổng điểm của ba môn theo tổ hợp xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân rồi cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.

Điểm chuẩn các ngành thuộc khối Sức khỏe của Đại học Phenika như sau:

Thí sinh xét tuyển bằng kết quả học bạ vào các ngành thuộc nhóm Khoa học sức khỏe của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng có thể chọn xét bằng tổng điểm 5 học kỳ THPT (trừ học kỳ 2 lớp 12), điểm trung bình 3 năm học THPT hoặc tổng điểm trung bình tổ hợp 3 môn của năm lớp 12.

Điểm chuẩn cao nhất thuộc về các ngành Y khoa, Dược, Răng Hàm Mặt với trung bình 8 điểm mỗi môn hoặc mỗi học kỳ.

Điểm chuẩn học bạ các ngành khối Sức khỏe của trường Đại học Văn Lang, Đại học Duy Tân, Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH), tương tự nhau. Các ngành Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt có điểm chuẩn 24. Ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học lấy 19,5 điểm.

Điểm xét tuyển là tổng điểm theo tổ hợp ba môn. Thí sinh có thể chọn xét điểm trung bình lớp 12 hoặc tổng điểm trung bình ba học kỳ (lớp 11 và học kỳ I lớp 12).

Đây cũng là mức điểm trúng tuyển các ngành Y, Dược của trường Đại học Đại Nam. Điểm khác là trường này xét điểm trung bình lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển:

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tuyển sinh bằng điểm trung bình lớp 12 của thí sinh. Với điểm tổng kết lớp 12 từ 6,5 trở lên, thí sinh đã trúng tuyển ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Kỹ thuật y học xét nghiệm:

Với nhóm ngành Sức khỏe xét tuyển bằng học bạ, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thí sinh phải có học lực lớp 12 từ loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp từ 6,5 trở lên khi xét tuyển vào ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.

Các ngành còn lại như Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, ... thí sinh phải có học lực lớp 12 loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp từ 8 điểm trở lên mới đủ điều kiện xét tuyển.