Vùng ven biển thuộc xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) có khoảng từ 80 đến 100 kiốt treo biển nhà hàng bán hải sản tươi sống phục vụ ăn uống nhưng thực ra hầu hết là “bãi đáp” cho khách làng chơi. Điều đáng nói là “trung tâm sung sướng” này chỉ cách trụ sở UBND xã chưa đầy 1.000m.
cung đường ven biển mà bất cứ dân phượt nào cũng nên đi một lần trong đời
1. Long Hải – Phan Thiết – Liên Hương
Cung đường ven biển kéo dài từ Long Hải đến thị trấn Liên Hương dài khoảng 235km. Trong đó, có những đoạn cực đẹp như đường ven biển Long Hải – Bình Châu, Kê Gà – Phan Thiết hay đoạn Mũi Né – Phan Rí. Nếu tay lái cứng, bạn có thể chỉ mất 1 ngày bởi đường đẹp, vắng và dễ đi. Cung đường sẽ đưa bạn đi qua những địa danh đẹp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận như biển Hồ Tràm, biển Hồ Cốc, hải đăng Kê Gà, làng chài Mũi Né, Hòn Rơm, Bàu Trắng, Mũi Yến, đồi cát Hoà Thắng, bãi đá Bảy Màu, biển Cổ Thạch…
Bình minh trên biển Bình Châu. Ảnh: Tiểu Duy
Bạn cũng có thể chia đoạn đường này thành hai ngày đi nếu khởi hành từ Sài Gòn. Ngày đầu Sài Gòn – Long Hải – Phan Thiết, ngày thứ hai Phan Thiết – Phan Rí – Liên Hương, đi thêm Cù Lao Câu khám phá những bãi biển trong vắt. Đặc sản của vùng này ngoài hải sản, bạn cũng nên thưởng thức món bánh căn, bánh xèo ngon khó cưỡng vào buổi sáng.
Đoạn ven biển Bàu Trắng – Phan Rí. Ảnh: Trang Đỗ
Đồi cát Hoà Thắng. Ảnh: Mộng Kha
2. Cà Ná – Phan Rang – Cam Ranh
Nếu không nói quá, đây chắc hẳn là cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam kéo dài chỉ 120km nhưng bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để dừng lại chụp hình và tận hưởng những khung cảnh đẹp của vùng đất Ninh Thuận mang lại. Bởi bạn sẽ khó lòng bỏ qua biển Mũi Dinh tuyệt đẹp, làng chài Sơn Hải giản dị, đồi cát Nam Cương ma mị, vườn nho Thái An bạt ngàn, vịnh Vĩnh Hy thơ mộng, Hang Rái kỳ ảo, vùng biển Tứ Bình nổi tiếng và hàng loạt những bãi biển hoang sơ nối tiếp nhau như không có điểm dừng.
Đường lên hải đăng Mũi Dinh. Ảnh: Tiểu Duy
Đường xuống làng chài Sơn Hải. Ảnh: huybangtran
Bạn hãy dành một đêm để cắm trại ở một bãi biển bất kỳ. Tắm biển thoả thích, ngắm sao, nướng thức ăn trên cát, ngắm bình minh trên biển, nhất định bạn sẽ cảm thấy cuộc sống có quá nhiều tuyệt vời mà trước giờ bạn chưa dám thử. Dù đi một mình, đi với người yêu hay cùng đám bạn cùng sở thích, cung đường Cà Ná – Cam Ranh cũng sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm và kỷ niệm đáng nhớ.
Vịnh Vĩnh Hy. Ảnh: Stephen Robinson
3. Cam Ranh – Nha Trang – Phạm Văn Đồng
Nếu yêu thích Nha Trang, chắc chắn bạn sẽ không còn lạ gì với cung đường này. Chỉ dài khoảng 70km bắt đầu từ thị xã Cam Ranh đến bến tàu đi Six Senses Ninh Vân Bay, cung đường sẽ chiêu đãi bạn bằng những khung cảnh đẹp của thành phố biển sầm uất bậc nhất Việt Nam. Từ Cam Ranh vào Nha Trang và từ Nha Trang ra Phạm Văn Đồng, bạn sẽ đi trên hai con đèo nhỏ nhưng “có võ”, dễ làm lung lạc bất kỳ tay lái nào bởi vẻ đẹp của nó.
Đoạn Cam Ranh – Nha Trang. Ảnh: Dan Baldini
Đoạn Nha Trang – Phạm Văn Đồng. Ảnh: Thanh Nguyen Tran
Dĩ nhiên, điểm dừng thú vị nhất tại đây là thành phố biển Nha Trang nhộn nhịp. Chạy dọc con đường Trần Phú là hàng loạt các khách sạn cao cấp san sát nhau, những quán bar, café luôn đông đúc khách du lịch. Bạn có thể ghé qua những điểm du lịch nổi bật của Nha Trang như Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng hoặc bắt tàu ra tham quan những đảo trong vịnh như hòn Mun lặn ngắm san hô, hòn Tre với khu phức hợp Vinpear Land hoành tráng hay thư giãn ở hòn Tằm…
Click xem thêm combo khách sạn Nha Trang + vé máy bay khứ hồi với giá ưu đãi cực tốt từ iVIVU.com
với giá ưu đãi cực tốt từ iVIVU.com
4. Đại Lãnh – Tuy Hoà – Quy Nhơn
Bắt đầu từ biển Đại Lãnh cuối tỉnh Khánh Hoà, bạn vượt đèo Cả, sau đó đi trên đường 29 ôm sát vịnh Vũng Rô, ra hải đăng Mũi Điện, bãi Môn rồi từ đó theo đường ven biển Phước Tân – Bãi Ngà vào thành phố Tuy Hoà. Tiếp tục từ Tuy Hoà bạn đi lên hướng bắc, nơi có Bãi Xép, gành Đá Dĩa, Hòn Yến – Hòn Sụn, đầm Ô Loan, hải đăng Gành Đèn, đập Tam Giang, cầu gỗ Ông Cọp, nhà thờ Mằng Lăng…
Hải đăng Gành Đèn. Ảnh: chauvu_
Cung đường này còn mang bạn đến với con đường dưới biển duy nhất của Phú Yên. Nhất Tự Sơn hay còn được gọi là hòn Còng, nối với đất liền bằng một doi cát chìm dưới biển. Tiếp tục lên bán đảo Vĩnh Cửu là bạn đã đến với những bãi biển ẩn mình đẹp nhất Phú Yên như bãi Tràm, bãi Nồm hay bãi Ôm. Tất cả những nơi này vẫn còn rất ít dịch vụ du lịch, do đó bạn sẽ được chìm đắm trong thiên nhiên hoang sơ thoả thích. Gần đến thị xã Sông Cầu, bạn lại tiếp tục ngỡ ngàng với vẻ đẹp của vịnh Xuân Đài. Trên quốc lộ 1D vào thành phố Quy Nhơn, bạn có thể phóng tầm nhìn xuống làng chài Xuân Hải ẩn hiện sau rừng dừa xanh mát và choáng ngợp ngay bởi những bãi biển đẹp san sát nhau như bãi Bàng, bãi Bàu, bãi Rạng…
Vịnh Xuân Đài. Ảnh: Lee Nguyen Tran
Làng chài Xuân Hải. Ảnh: Tiểu Duy
Click đặt ngay Khách sạn Quy Nhơn giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com
giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com
Từ Quy Nhơn, bạn đi qua cầu Thị Nại đến QL19B khá đẹp và dễ đi, nhưng bắt đầu vào DT640 và DT639, đường nhỏ, nhiều ổ gà và đá dăm. Chọn cung đường này, bạn sẽ được đi qua Nhơn Lý – nơi có biển Kỳ Co và Eo Gió nổi tiếng, khu dã ngoại Trung Lương, biển Cát Tiến, chùa Ông Núi, biển Đề Gi, mũi Vi Rồng và hải đăng Hòn Nước. Tiếp tục men theo DT639 để vượt con đèo Lộ Diêu, qua gành đá Lộ Diêu đến biển Tam Quan là kết thúc cung ven biển dài 190km.
Từ Quy Nhơn trở lên các tỉnh phía trên, những cung đường ven biển sẽ nhỏ hơn, vắng hơn và cũng vì thế mà khó đi hơn. Bạn nên chuẩn bị cho mình thức ăn nhẹ và nước uống mang theo, ngoài ra cũng cần phải kiểm tra xăng xe kỹ càng trước khi khởi hành. Tuy nhiên cũng nhờ vậy mà những cảnh đẹp trên cung đường này vẫn còn giữ đúng vẻ hoang sơ và ít nhiều vẫn chưa bị du lịch hoá. Hãy thưởng thức những khung cảnh đẹp trên đường, khám phá bất kỳ nơi nào mà bạn cảm thấy tò mò, tận hưởng những bãi biển thiên đường chỉ có mình bạn…
Hải đăng Hòn Nước. Ảnh: Nguyễn Lê
6. Dung Quất – Tam Hải – Đà Nẵng
Điều đặc biệt nhất của cung đường này đó là bạn sẽ được đi xuyên đảo Tam Hải. Hòn đảo nhỏ xinh này thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Đảo Tam Hải tách biệt với đất liền bởi dòng Trường Giang thơ mộng. Bạn chạy theo đường Thanh Niên sát biển phía sau sân bay Chu Lai đến Kỳ Hà, đi phà qua đảo là mặc sức khám phá vòng quanh đảo. Sau đó chạy về hướng resort Le Domaine De Tam Hai sẽ có con phà thứ hai đưa bạn về đất liền.
Làng bích hoạ Tam Thanh. Ảnh: iimleeah
Từ đây bạn cứ đi theo con đường Liên Xã, đường Thanh Niên qua cầu Cửa Đại để đến Hội An. Nhưng trước khi đến Hội An, bạn sẽ được đi qua làng bích hoạ Tam Thanh nổi tiếng trong thời gian gần đây với những bức tranh vẽ tường đầy màu sắc. Khám phá Hội An chán chê thì bạn đi theo đường Trường Sa khoảng 30km nữa là về đến thành phố Đà Nẵng. Con đường ven biển của Đà Nẵng kéo dài đến tận bán đảo Sơn Trà, liên tiếp những khung cảnh đẹp cho bạn thoả thích chụp ảnh. Hãy hoà mình vào văn hoá, ẩm thực đặc trưng của miền Trung hay ngắm nhìn những cây cầu biểu tượng của Đà Nẵng về đêm để cảm nhận một Đà Nẵng rất hiện đại nhưng vẫn rất gần gũi và thân thiện.
Click xem thêm combo khách sạn Đà Nẵng + vé máy bay khứ hồi với giá ưu đãi cực tốt từ iVIVU.com
với giá ưu đãi cực tốt từ iVIVU.com
Từ cầu Thuận Phước, bạn men theo con đường ven biển Nguyễn Tất Thành rồi vượt đèo Hải Vân ngắm vịnh Lăng Cô từ trên cao. Qua địa phận của Thừa Thiên Huế, bạn chạy một đoạn QL1A qua đầm Lập An đến đèo Phước Tượng, rẽ phải vào QL49B. Từ đây cứ bám theo QL49B vượt đầm Cầu Hai, đầm Thuỷ Tú, đầm Hà Trung, đầm Thanh Lam, phá Tam Giang. Đến ngã ba UBND xã Điền Hải bạn tiếp tục rẽ phải để vào con đường ven biển không tên song song với QL49C. Đây là con đường ven biển cuối cùng trước khi về đến cầu Cửa Việt, bắc qua cửa biển Triệu Phong để về thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Trên đỉnh Hải Vân Quan. Ảnh: Tiểu Duy
Vịnh Lăng Cô. Ảnh: Lâm Minh Hiệp
Thật ra khi bạn đi hết 6 cung đường ven biển được liệt kê bên trên thì cũng đã quá trọn vẹn cho một mùa hè đầy máu lửa. Với cung đường cuối cùng này, mặc dù cũng ven biển nhưng bạn sẽ ít khi thấy biển vì đặc trưng địa hình rừng núi dày đặc. Tuy nhiên không vì vậy mà cung Đà Nẵng – Huế – Đông Hà trở nên kém thú vị mà trái lại sẽ có rất nhiều điều bí ẩn đang đợi bạn khám phá phía trước. Những ngôi nhà tổ được chạm khắc tinh xảo, khung cảnh đồng quê bình dân giản dị, những bãi biển thanh bình hay những người dân chài hồn hậu nhất định sẽ khiến bạn muốn đi thêm nhiều lần nữa.
Làng chài Hải Khê. Ảnh: Dang Truong
Cầu Cửa Việt. Ảnh: Đào Việt Dũng
BẠN CẦN MỘT NƠI LƯU TRÚ VỚI GIÁ HỢP TÚI TIỀN TRONG HÀNH TRÌNH DU LỊCH, ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI NGAY TỚI SỐ 1900 1870 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHÉ
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
Về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
_________________________________
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Theo đề nghị của Thường trực Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh; Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trà Vinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký./.
Trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 33/2014/QĐ-UBND Ngày 20/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
_______________________________________
Quy định này quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh từ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo do Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập.
1. Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo Quy định này là người có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Trà Vinh gồm:
a) Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.
b) Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước .
d) Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo và mổ tim gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.
2. Cơ sở y tế của nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ theo Quy định này là các Bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, bao gồm: Bệnh viện đa khoa huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện ngoài tỉnh và Bệnh viện tuyến Trung ương (sau đây gọi chung là Bệnh viện công lập).
1. Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo (sau đây gọi tắt là Quỹ) hỗ trợ cho các đối tượng tại khoản 1, Điều 2 Quy định này khi điều trị nội trú tại các Bệnh viện công lập.
2. Trong thời gian điều trị, người bệnh thuộc đối tượng thụ hưởng của nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau nhưng có cùng nội dung hỗ trợ thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.
3. Quỹ không hỗ trợ người bệnh trong các trường hợp sau:
b) Tự lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến).
d) Người bệnh tự tử, tự gây thương tích; điều trị tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.
đ) Không nộp đầy đủ giấy tờ theo quy định.
Điều 4. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh được hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.
- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh có Ban quản lý Quỹ; Quỹ được đặt tại Sở Y tế và có con dấu riêng theo quy định.
- Hàng năm Quỹ cấp kinh phí cho các bệnh viện công lập trong tỉnh để thực hiện chi phí hỗ trợ cho người nghèo theo quy định này.
Là đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1, Điều 2 của Quy định này.
Mức hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng này bằng 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày và được làm tròn số đến hàng ngàn đồng (Ví dụ: lương tối thiểu 1.150.000 đồng x 3% = 34.500 đồng, được làm tròn là 35.000 đồng).
Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 của Quy định này khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của bệnh viện công lập: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho bệnh viện chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển, giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của bệnh viện công lập:
- Trường hợp vận chuyển bệnh nhân từ nhà (hoặc trạm y tế) đến bệnh viện huyện (hoặc đến bệnh viện khu vực, bệnh viện tỉnh nhưng đúng tuyến) có khoảng cách dưới 4 km được hỗ trợ 20.000 đồng (hai mươi ngàn đồng), khoảng cách trên từ 4 km trở lên được hỗ trợ 30.000 đồng (ba mươi ngàn đồng).
- Trường hợp chuyển viện (bệnh viện huyện lên bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện tỉnh chuyển viện lên tuyến trên): Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Bệnh viện chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Điều 8. Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh
a) Đối tượng quy định tại điểm a, b và c khoản 1, Điều 2 của Quy định này nếu phải đồng chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế từ 100.000 đồng trở lên thì được Quỹ hỗ trợ 50% số tiền người bệnh chi trả.
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1, Điều 2 của Quy định này nếu chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 1.000.000 đồng/đợt trở lên được Quỹ hỗ trợ 50% số tiền người bệnh chi trả (nhưng tối đa không quá 40.000.000 đồng/đợt đối với trường hợp mổ tim; không quá 10.000.000 đồng/đợt và không quá 4 đợt/người/năm đối với trường hợp bệnh ung thư); trường hợp có BHYT thì được hỗ trợ như điểm a Điều này.
Điều 9. Trình tự, thủ tục hỗ trợ
a) Hồ sơ của người bệnh đề nghị hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh
- Điều trị tại bệnh viện trong tỉnh: Bản sao Bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng.
- Điều trị tại bệnh viện ngoài tỉnh: Bản sao giấy chuyển viện, bản sao giấy xuất viện, bảng sao Bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng và Biên lai thu viện phí (nếu có).
- Trường hợp người bệnh thuộc đối tượng điểm d khoản 1 Điều 2 của Quy định này nếu không có thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu (đính kèm).
b) Địa điểm nộp hồ sơ của người bệnh đề nghị hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Đối với người bệnh điều trị tại bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên trên địa bàn tỉnh: Nộp hồ sơ tại bệnh viện nơi người bệnh điều trị.
- Đối với người bệnh điều trị tại bệnh viện ngoài tỉnh: Nộp hồ sơ tại bệnh viện nơi người bệnh được chỉ định chuyển viện.
2. Đối với các bệnh viện công lập thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo theo Quy định này.
- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ và hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh; tiền ăn; tiền vận chuyển cho người bệnh.
- Tổng hợp hồ sơ, chứng từ thanh toán với người bệnh; chi phí hỗ trợ của bệnh viện hàng tháng, hàng quý (theo mẫu thống nhất của Sở Y tế) quyết toán với thường trực Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo (tại Sở Y tế)
Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan
a) Hàng năm, lập dự toán kinh phí hỗ trợ chi khám bệnh, chữa bệnh theo Quy định này và kinh phí hoạt động của Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Trên cơ cơ dự toán được giao Ban Quản lý Quỹ chuyển kinh phí cho các bệnh viện thực hiện thanh toán cho người bệnh; đồng thời, thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
b) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; các nguồn tài trợ, hỗ trợ của tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài cho Quỹ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động của Quỹ tại cơ sở; tổng hợp tình hình hoạt động của Quỹ và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng và năm.
d) Định kỳ lập báo cáo tài chính của Quỹ theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
e) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các Bệnh viện trong tỉnh tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ đúng đối tượng, định mức theo Quy định này.
f) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, cấp phát kinh phí, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho các bệnh viện công lập trong tỉnh.
2. Các Bệnh viện công lập trên địa bàn toàn tỉnh.
a) Hàng năm, lập dự toán kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định này trình Sở Y tế để tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền.
b) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí theo hướng dẫn của quy định này và thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Không sử dụng kinh phí hỗ trợ theo Quy định này vào mục đích khác.
c) Bệnh viện chịu trách nhiệm thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo với Sở Y tế đúng theo quy định .
a) Thẩm định dự toán kinh phí hỗ trợ chi khám bệnh, chữa bệnh theo Quy định này và kinh phí hoạt động của Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
b) Phối hợp Sở Y tế hướng dẫn sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo UBND cấp xã; phường, thị trấn các phòng, ban chức năng chuyên môn tổ chức tuyên truyền cho đối tượng thụ hưởng tại Quy định này kịp thời, chính xác và đúng đối tượng.
b) Chỉ đạo UBND cấp xã; phường, thị trấn chịu trách nhiệm xác nhận cho các đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo và mổ tim gặp khó khăn không đủ khả năng chi trả viện phí, có hộ khẩu tại địa phương, để các cơ sở y tế trong tỉnh hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh theo quyết định này.
c) Chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến sâu rộng chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo và Quy định này tới người dân tại địa phương.
d) Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bệnh viện công lập, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phản ánh về Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban Quản lý Quỹ) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________
ĐƠN XIN HỖ TRỢ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH
Tôi tên: ………………………………, sinh năm ………Dân tộc:……..
Địa chỉ: Ấp.................…....Xã…...................huyện..…………....Tỉnh Trà Vinh .
Số CMTND(nếu có) ........................... do.................. cấp ngày .../......./……..
Điện thoại liên lạc: ........................
Số Bệnh án:........................
Tôi thuộc đối tượng quy định tại khoản…. Điều 1 Quy định hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày ….. tháng..... năm 201.. của UBND tỉnh Trà Vinh.
Bị bệnh: .............................................................................................
Vào viện từ ngày / / đến ngày / /
Đã điều trị tại: ..............................................................................
Do điều kiện gia đình không có đủ tiền để thanh toán chi phí viện phí.Tôi viết đơn này kính, mong UBND xã, phường, thị trấn xác nhận cho tôi gặp khó khăn và xin bệnh viện hỗ trợ cho tôi một phần chi phí khám, chữa bệnh để bản thân tôi và gia đình bới phần khó khăn trong cuộc sống.
(Ký tên, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
………….., ngày … tháng … năm Người làm đơn
(Ký tên, hoặc điểm chỉ ghi rõ họ, tên)