Ngành đào tạo: Ngành Giáo dục chính trị Mã ngành: 7140205 Tổ hợp xét tuyển: Văn-Sử-Địa(C00); Toán-Văn-Anh(D01); Văn-Sử-Giáo dục công dân(C19). 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO : Đào tạo ra những cử nhân Giáo dục chính trị nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng vận dụng tốt những kiến thức đã học để lý giải các vấn đề thực tiễn xã hội. Có đầy đủ phẩm chất, năng lực sư phạm tốt đáp ứng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học. Có đủ phẩm chất, năng lực, khả năng thích ứng bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ của nhà giáo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Có thể tham gia giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trường THPT; giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường trung học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. 2. ĐIỂM MẠNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH : Thời gian học 4 năm. Chương trình được thiết kế xây dựng từ những kiến thức rất cơ bản cho người làm giáo viên đến những công nghệ dạy học được cập nhật mới nhất. 3. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH : Kiến thức cơ sở: Ngoại ngữ, Lí luận chính trị, Pháp luật, Quản lí, Lịch sử văn minh thế giới; Lịch sử tư tưởng Việt Nam; Lịch sử các học thuyết kinh tế, chính trị; Kinh tế học; Chính trị học; Đạo đức học; Văn hóa học. Kiến thức chuyên ngành: Tâm lí học; Giáo dục học; Quản lí giáo dục; Phương pháp dạy học bộ môn… Kỹ năng tích lũy: sau khi học, người học có các kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học; có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngoại ngữ trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tự học suốt đời. 4. PHẨM CHẤT VÀ KĨ NĂNG CẦN CÓ : Các kiến thức về lĩnh vực khoa học xã hội &nhân văn và tư duy trừu tượng, tư duy logic. Yêu thích dạy học, giỏi tiếng Anh là một ưu thế khi học. 5. CƠ HỘI VIỆC LÀM : Công tác giảng dạy môn đạo đức ở bậc Tiểu học; môn Giáo dục công dân ở các trường THCS; môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở các trường THPT. Giảng viên nghiên cứu, cán bộ khoa học về lý luận chính trị ở các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các cơ quan lý luận, tổ chức chính trị - xã hội. Giảng dạy và nghiên cứu các môn lý luận chính trị, Pháp luật, Đạo đức ở các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các cơ quan lý luận, tổ chức chính trị - xã hội. Cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng vũ trang… 6. BẰNG CẤP NHẬN ĐƯỢC : Cử nhân Giáo dục chính trị. 7. CƠ HỘI HỌC TIẾP Ở TRÌNH ĐỘ CAO HƠN : Có thể học tiếp cao học, thuộc ngành: Chính trị học, Quản lí kinh tế, Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn GDCT tại các cơ sở đào tạo trong nước. 8. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC : Các Sở Giáo dục đào tạo khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Một số quy định xã hội hóa giáo dục trong Luật Giáo dục 2019
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa
1. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:
- Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
- Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
2. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học để thẩm định sách giáo khoa. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa giáo dục phổ thông; quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và hội đồng thẩm định cấp tỉnh.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.
Khuyến khích xã hội hóa hoạt động tín dụng giáo dục
Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học có điều kiện học tập. Khuyến khích xã hội hóa hoạt động tín dụng giáo dục.
Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương;…
Xã hội hóa giáo dục là gì? Vì sao phải thực hiện xã hội hóa giáo dục?
Theo Luật Giáo dục 2019, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Và để thực hiện quốc sách này thì phải thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP đã xác định lĩnh vực xã hội hóa bao gồm: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp và đưa ra nhiều chính sách khuyến khích xã hội hóa.
Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục được quy định tại Luật Giáo dục 2019 như sau:
- Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.
- Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Từ đó có thể định nghĩa, xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của Nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân.
Xã hội hoá giáo dục là làm cho hoạt động giáo dục mang tính xã hội. Trong đó người đi giáo dục và người được giáo dục trong mọi hoạt động về nội dung và phương thức thực hiện, kết quả đạt được đều mang tính xã hội, tính chuẩn mực xã hội rất cao. Giáo dục nhằm bồi đắp cho người học tư tưởng, hình thành ý thức chính trị, nhân cách, bản lĩnh dân tộc cùng với những tri thức khoa học, kỹ thuật, văn hoá, đạo đức, lối sống.