Tàu Nhổn - Ga Hà Nội

Tàu Nhổn - Ga Hà Nội

Thành phố cần thiết phát hành trái phiếu huy động vốn làm metro, dần thay thế nguồn ODA, song lãi suất cần hấp dẫn thu hút người dân, theo chuyên gia.

Khám phá các nhà ga trên cao tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội

Tên gọi chính thức của 8 nhà ga được đặt theo vị trí địa lý mà tuyến đi qua, gồm: Ga Nhổn, Ga Minh Khai, Ga Phú Diễn, Ga Cầu Diễn, Ga Lê Đức Thọ, Ga Đại học Quốc gia, Ga Chùa Hà, Ga Cầu Giấy. Không chỉ đáp ứng yêu cầu về công năng, kỹ thuật, mỗi nhà ga trên cao còn được thiết kế hình ảnh riêng để quảng bá, tôn vinh văn hóa của Thủ đô.

Trong 3 tháng đầu, đơn vị vận hành sẽ mở tuyến từ 5h30 để đón khách và kết thúc vào lúc 22h hàng ngày, tàu chạy đều đặn 10 phút/chuyến. Riêng ngày đầu tiên vận hành là ngày 8/8, tàu bắt đầu đón khách từ 8h.

Trong thời gian tiếp theo, tùy theo nhu cầu hành khách, đơn vị vận hành sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.

Theo đại diện đơn vị quản lý vận hành tuyến tàu điện cho biết, trong 15 ngày đầu tuyến đi vào khai thác thương mại, toàn bộ hành khách được phục vụ miễn phí theo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội.

Chính vì thế, ngay từ sáng sớm người dân đã đổ về các điểm đón của tuyến tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội là rất đông, với niềm háo hức trải nghiệm tuyến đường sắt trên cao mới này.

Chị Nguyễn Thanh Hòa, cư dân sinh sống tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: "Được biết tuyến tàu điện trên cao Nhổn - Ga Hà Nội đi vào hoạt động từ hôm nay (8/8), nên tôi cùng con trai 7 tuổi của mình đã có mặt từ sớm để xếp hàng lấy vé trải nghiệm hành trình tàu di chuyển".

"Con trai tôi rất háo hức và vui mừng khi được trải nghiệm tuyến tàu điện trên cao, đặc biệt khi tàu di chuyển cháu có thể ngắm thành phố từ trên cao. Cháu rất thích và nói sẽ chia sẻ niềm vui với cô giáo và bàn bè", chị Hòa cho biết.

Cũng giống mẹ con chị Hòa, chị Hường nhà ở Nhổn, nhưng công ty ở Nguyễn Chí Thanh đã bày tỏ niềm vui khi tuyến tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội chính thức đi vào vận hành đoạn trên cao.

Theo chị Hường, một trong những tác nhân giúp chị quyết định mua nhà khu vực Nhổn vì biết sẽ có tàu điện chạy qua đây đến gần cơ quan công tác.

"Thay vì mất 30 đến 45 phút đi từ nhà đến cơ quan bằng xe máy, giờ đây tôi chỉ mất 15 phút là đã đến cơ quan và ngược lại, điều này sẽ giúp tôi tiết kiệm được thời gian, nhờ đó quỹ thời gian dành cho gia đình sẽ nhiều hơn. Điều này, chắc chắn khiến chồng tôi sẽ rất vui", chị Hường bày tỏ.

Điểm đầu của tuyến tại ga Nhổn, chạy dọc Quốc lộ 32, qua Cầu Diễn, theo đường Hồ Tùng Mậu vượt qua đường Vành đai 3, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy đến trước Công viên Thủ Lệ. Trong đó, 8 ga trên cao (Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chùa Hà, Cầu Giấy).

Theo thiết kế kỹ thuật, tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao, mỗi đoàn tàu cấu tạo gồm 4 toa, mỗi toa chở được 236 hành khách, mỗi chuyến chở được 944 hành khách.

Công ty Đường sắt Hà Nội dự kiến vận hành 4-6 đoàn tàu, giãn cách chạy tàu giờ cao điểm 6 phút/chuyến (bình quân vào giờ cao điểm có 10 chuyến/giờ/hướng vào ga đón trả khách). Như vậy, năng lực vận chuyển của tuyến tối đa đạt mức 9.440 hành khách/giờ/hướng.

Tại các nhà ga, hành khách có thể mua vé trực tiếp qua nhân viên hoặc máy bán vé tự động. Giá vé tháng phổ thông là 200.000 đồng, vé ưu tiên giảm 50% cho hành khách là học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp; mua theo hình thức tập thể từ 30 người trở lên có giá 140.000 đồng. Vé ngày 24.000 đồng, có thể đi toàn tuyến trong ngày. Vé qua các ga dọc đường từ 8.000-12.000 đồng.

Được biết, tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội vận hành 10 đoàn tàu liên tục trên đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435mm, sử dụng công nghệ hàn liền đảm bảo tốc độ chạy tàu cao, chống ồn, chống rung và lắp đặt các thiết bị chống trật bánh tàu.

Mỗi đoàn tàu có 4 toa do Alstom (Pháp) sản xuất, sử dụng động lực phân tán với động cơ đặt dưới gầm tàu, chạy bằng điện công suất 750V DC được cấp ở đường ray thứ ba để đảm bảo tính an toàn, tính ổn định và mỹ quan đô thị, theo tiêu chuẩn an toàn của thế giới.

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), đoạn trên cao được vận hành từ Nhổn đến Cầu Giấy bao gồm 8 ga từ S1 đến S8, lần lượt là các ga: Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại Học Quốc Gia, Chùa Hà, Cầu Giấy.

Trong 3 tháng đầu, đơn vị vận hành sẽ mở tuyến từ 5h30 để đón khách và kết thúc vào lúc 22h hàng ngày, tàu chạy đều đặn 10 phút/chuyến. Riêng ngày đầu tiên vận hành là ngày 8/8, tàu bắt đầu đón khách từ 8h.

Trong thời gian tiếp theo, tùy theo nhu cầu hành khách, đơn vị vận hành sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.

Trong 15 ngày đầu tuyến đi vào khai thác thương mại, toàn bộ hành khách được phục vụ miễn phí theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Sau 15 ngày, giá vé tuyến metro Nhổn - Cầu Giấy được quy định là 8.000 đồng cho chặng đi một ga và 12.000 đồng/lượt đi cả tuyến. Vé ngày có giá là 24.000 đồng, có giá trị trong ngày và không hạn chế số lượt di chuyển.

Người dân cũng có thể mua vé tháng với giá 200.000 đồng/tháng, ưu tiên dành cho học sinh, sinh viên với mức 100.000 đồng/tháng. Nếu mua tập thể và không thuộc đối tượng ưu tiên, giá vé tháng là 140.000 đồng.

Thực hiện chính sách theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, vé được miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người cao tuổi trên 60 tuổi, người khuyết tật.

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội là tuyến đường hướng tâm, chạy từ khu vực ven thủ đô vào sâu trong nội thành. Dự án được kỳ vọng giúp giao thông Hà Nội giảm được áp lực phương tiện, ùn tắc, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình.

Theo phương án tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách bằng xe buýt được Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội hoàn thiện, dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động.

Trong đó, 33 tuyến trợ giá và 3 tuyến không trợ giá; hai điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn; 32 điểm dừng xe buýt với chiều Cầu Giấy - Nhổn, chiều Nhổn - Cầu Giấy có 16 điểm dừng.

Theo ghi nhận của phóng viên trong ngày đầu vận hành đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội mọi hoạt động đều diễn ra an toàn, trơn tru. Hành khách hồ hởi, vui mừng vì sau nhiều năm chờ đợi, ước mơ được đi trên chuyến tàu hiện đại, văn minh đã trở thành hiện thực.

Bên cạnh đó, hệ thống thang bộ và thang cuốn lên xuống đã được vệ sinh sạch sẽ, các lối chắn tạm trước đó đã được tháo bỏ tạo ra sự thông thoáng. Khu vực sảnh chờ được người dân đánh giá là rộng rãi, khách sử dụng vé miễn phí nên các thủ tục trong ngày đầu vận hành diễn ra khá nhanh và thuận tiện, không xảy ra tình trạng ùn tắc, chen lấn.

Có mặt trên chuyến tàu, bà Ngọc (trú tại Xuân Phương, Nam Từ Liêm) là một trong rất nhiều hành khách lớn tuổi trải nghiệm tàu điện trên cao trong ngày vận hành đầu tiên.

Bà hào hứng chia sẻ: "Nghe đài báo đưa tin rất nhiều về sự hiện đại và tiện nghi của tàu điện trên cao nhưng đến hôm nay mới tận mắt chứng kiến và trực tiếp trải nghiệm. Thế hệ của chúng tôi khi được đi trên những chuyến tàu như thế này mới thấy được sự đổi thay và phát triển của đất nước. Cảm giác vui mừng, phấn khích là tâm lý chung của các hành khách lớn tuổi giống như tôi".

Còn chị Mười (nhân viên văn phòng làm việc tại quận Cầu Giấy) cho rằng, đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đi vào hoạt động đã góp phần không nhỏ làm thay đổi bộ mặt giao thông của Hà Nội.

Theo chị Mười, chỗ làm ở quận Cầu Giấy nhưng chị thuê trọ ở Hoài Đức nên mỗi ngày đi làm chị cảm thấy khá áp lực và mệt mỏi khi qua các điểm ùn tắc. Nhất là những ngày mưa bão, việc phải di chuyển trên đường bằng xe máy là một điều khiến không ít phụ nữ ngán ngẩm. Vì vậy đối với chị, việc đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao đi vào hoạt động trở thành một kiện đáng ghi nhớ.

"Rất may mắn là chỗ làm và chỗ ở của tôi đều gần các ga lên xuống của tàu điện trên cao. Vì thế, từ nay tôi chính thức bước vào thời kỳ đi làm bằng phương tiện công cộng hiện đại, văn minh. Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao đi vào hoạt động mang lại niềm vui cho không chỉ riêng tôi mà với rất nhiều người", chị Mười chia sẻ.

Trong khi đó, anh Nam (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm) cùng con gái của mình đã có mặt từ sáng sớm tại ga Nhổn để trải nghiệm tàu điện trên cao.

Anh cho biết, dù nhà khá xa với các ga tàu, công việc và hàng trình đi lại cũng không nằm trên tuyến đường có tàu điện trên cao chạy qua. Tuy nhiên anh và con gái của mình muốn trải nghiệm và xem sự hiện đại, tiện nghi của tàu điện trên cao ra sao.

"Cảm giác ngồi tàu điện trên cao nó khác hoàn toàn với tàu hỏa mà tôi từng đi. Không chỉ hiện đại, sạch sẽ mà tàu điện trên cao vận hành khá êm, không có cảm giác say hoặc mệt mỏi. Khu nhà chờ thoáng đãng, mát mẻ.

Không những thế, khi ngồi tàu được ngắm thành phố Hà Nội từ trên cao chúng tôi cũng thấy được sự mới lạ và đổi thay của thủ đô. Từ sáng đến giờ tôi đã đi lại trên tàu được 2 vòng mà chưa thấy chán. Tối nay tôi sẽ gọi thêm vợ và con trai cùng đi để cả nhà cùng được trải nghiệm thêm một lần nữa", anh Nam hồ hởi.

Một số hình ảnh đáng chú ý khác được phóng viên ghi lại trong ngày đầu tiên vận hành tàu điện đoạn trên cao thuộc tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội:

Như vậy, sau tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, đây là tuyến đường sắt đô thị thứ hai ở Thủ đô được đưa vào hoạt động, cung cấp cho người dân một phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn, văn minh và hiện đại, góp phần giảm ùn tắc giao thông cho thành phố.

Đúng vào khung giờ cao điểm buổi sáng, trên các tuyến đường hướng tâm từ Nhổn - theo Quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Mai Dịch - nút giao với vành đai 3 - Cầu Giấy (nút giao với vành đai 2), lưu lượng phương tiện tăng cao thì tàu trên tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội nổi bật trên cao hiện đại, vun vút trên biển người và phương tiện. Từ ga cầu Giấy, rất nhiều hành khách, già có, trẻ có, từ học sinh, sinh viên đến cán bộ công chức, người lao động tự do, người nước ngoài… đã có mặt từ rất sớm để được lên tàu trải nghiệm.

Hồi hộp, phấn khởi nhìn ngắm khoang tàu khang trang, hiện đại, trong khi người chồng loay hoay chụp ảnh, chị Bùi Thị Hồng từ Tuyên Quang xuống Thủ đô cho biết: Nghe tin tàu đường sắt Nhổn – ga Hà Nội đi vào hoạt động, hai vợ chồng rất háo hức đến đây từ sớm. Lên tàu thấy rất đông người, cảm xúc dâng trào. Tàu chạy rất êm, thoáng mát, không bị tắc đường, rất thuận tiện cho người đi làm hoặc đi chơi.

“Giá vé 200.000 đồng/tháng đối với người đi lại thường xuyên là quá hợp lý, mức lương giáo viên như tôi đi lại như vậy là quá ổn”, chị Bùi Thị Hồng nói.

Lẫn trong những hành khách đứng trên tàu nhìn ngắm phố phường khi đoàn tàu lướt qua các ga, cậu bé Đỗ Hoài Nam, 13 tuổi, ở phố Xuân Diệu, phường Quảng An, quận Tây Hồ hóm hỉnh: Hơn 10 năm từ ngày cháu ra đời tuyến đường sắt này đã bắt đầu được xây dựng cũng là hơn 10 năm mòn mỏi chờ đợi đến ngày khai trương nên cháu phải đi trải nghiệm xem thú vị như thế nào.

“Ga rất to, đồ sộ, tàu dài chở được rất nhiểu người, vận tốc nhanh, tối đa 80 km/giờ. Cháu sẽ rủ thêm nhiều bạn cùng đi trải nghiệm và mong muốn gần nhà có một tuyến như vậy”, cậu bé một mình bắt xe buýt để lên tàu Nhổn – ga Hà Nội bày tỏ.

Bước xuống tàu với nụ cười tươi rói, bà Noriko NISHIMURA, Trưởng Văn phòng đại diện Tokyo Metro Co.,Ltd tại Hà Nội hồ hởi cho biết: Lần đầu tiên được đi tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, bà thấy tàu rất sạch sẽ và chạy rất nhanh. Như vậy, giao thông Việt Nam sẽ ngày càng phát triển. Hà Nội tiếp tục xây thêm các tuyến đường sắt đô thị sẽ làm thay đổi bộ mặt của thành phố.

“Ở Nhật Bản có nhiều tàu điện ngầm chạy khắp nơi trong thành phố Tokyo, hiện nay, Hà Nội mới có 2 tuyến đường sắt trên cao. Tôi mong rằng Hà Nội tiếp tục có thêm tuyến thứ 3, thứ 4…và nhiều hơn nữa để người dân có thể đi khắp nơi trong thành phố, nhanh chóng, thuận tiện bằng tàu điện ngầm và đường sắt trên cao”, bà Noriko NISHIMURA nói.

Hàng trăm người xếp hàng tại các nhà ga để nhận vé miễn phí trong ngày đầu khai trương tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội. Tại quầy vé, các nhân viên nhà ga nhiệt tình hướng dẫn hành khách lên xuống ga đúng vị trí và hướng dẫn khách mua vé nhanh chóng, thuận tiện.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) Vũ Hồng Trường cho biết: Hà Nội đang triển khai đề án tích hợp vé cho vận tải hành khách công cộng, xe buýt với đường sắt đô thị, sau này cả taxi và grab. Mới đây, thành phố đã tiến hành thử nghiệm đề án này.

Vé của tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội được thực hiện theo thiết kế của dự án, có tính mở, sau này có thể tích hợp được với các tuyến đường sắt đô thị khác, xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng khác. Tuy nhiên, vé tháng của tuyến đường sắt đô thị này khác với tuyến Cát Linh – Hà Đông là có nhận dạng nên phải đúng người thì mới có thể sử dụng được, hạn chế việc cho người nhà mượn vé.

Trong 15 ngày đầu khai trương, tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội sẽ miễn phí cho hành khách. Trong buổi sáng đầu tiên hành khách lên tàu chủ yếu là người dân đi trải nghiệm, chưa có nhiều người là cán bộ công chức, nhân viên văn phòng đi làm, sinh viên đi học bằng phương tiện này.

“Cháu học Đại học Xây dựng và định ra Nhổn ở nên thử trải nghiệm xem việc đi học bằng tuyến đường sắt này có phù hợp không. Chứ giờ cháu ở Thanh Xuân phải bắt 2 tuyến buýt mới ra được ga Cầu Giấy để lên tàu nên hơi bất tiện. Mặt khác, trên tàu rất mát mẻ nhưng tại các nhà ga rất nóng, cần bố trí vài cái quạt mát để dịch vụ thêm hoàn hảo”, sinh viên Nguyễn Thi Huệ, K63 Đại học Xây dựng đề nghị.

Còn chị Phương Hà (quận Hoàng Mai) công tác tại một cơ quan thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng rất hài lòng sau khi trải nghiệm tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội cho biết: “Tôi được biết, trong quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị của thành phố có tuyến đi qua huyện Đông Anh để vào nội đô. Mong rằng tuyến này sớm được xây dựng để tôi chuyển nhà sang Đông Anh ở, tránh cảnh tắc đường, khói bụi diễn ra hàng ngày.

Thỏa lòng mong mỏi của chính quyền, ngành chức năng và người dân thành phố, “chớp mắt đã qua một ga, vượt 8,5 km chỉ mất 13 phút, thật tuyệt vời”, là nhận xét của nhiều hành khách sau khi trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, giá vé đi cả tuyến là 12.000 đồng có lợi cho hành khách, nhưng giá vé đi một ga 8.000 đồng/lượt thì hơi cao.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga  Hà Nội được thiết kế đáp ứng yêu cầu về công năng, kỹ thuật và thẩm mỹ cao. Đoạn trên cao được vận hành từ Nhổn đến Cầu Giấy bao gồm 8 ga từ S1 đến S8, lần lượt là các ga: Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại Học Quốc Gia, Chùa Hà, Cầu Giấy. Hành khách có thể tiếp cận nhà ga trên cao bởi 4 lối lên xuống từ 4 hướng trên vỉa hè ở hai bên đường. Hệ thống thang bộ, thang cuốn và thang máy tiện lợi cho cả người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em.

Các nhà ga trên cao có thiết kế tổng thể hình cánh chim hòa bình. Mái kết cấu dạng chữ V với độ dốc tương đối lớn để có thể “tự làm sạch” khi trời mưa. Mặt bên của công trình nhà ga có sự kết hợp hài hoà giữa thảm cây xanh, hệ lam hắt chống nắng bằng vật liệu nhôm đúc nguyên khối và các tấm kim loại không gỉ đã được gia công tạo hình, đảm bảo sự thông thoáng cho khu vực công cộng của nhà ga.

Việc nạp tiền vào thẻ có thể được thực hiện thông qua các ứng dụng ngân hàng hoặc trực tiếp tại quầy bán vé. Mỗi nhà ga trên cao còn được thiết kế hình ảnh riêng để quảng bá, tôn vinh văn hóa của Thủ đô. Mọi lối lên khu vực đi tàu đều có biển chỉ dẫn. Công tác phòng cháy chữa cháy cũng được hoàn thiện và trải qua nhiều khâu kiểm tra nghiêm ngặt.

Trong 3 tháng đầu, đơn vị vận hành sẽ mở tuyến từ 5 giờ 30 phút để đón khách và kết thúc vào lúc 22 giờ hàng ngày, tàu chạy đều đặn 10 phút/chuyến. Riêng ngày đầu tiên vận hành (8/8), tàu bắt đầu đón khách từ 8 giờ. Trong thời gian tiếp theo, tùy theo nhu cầu hành khách, đơn vị vận hành sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến. Trong 15 ngày đầu tuyến đi vào khai thác thương mại, toàn bộ hành khách được phục vụ miễn phí theo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội.

Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được HĐND thành phố Hà Nội thông qua ngày 29/3, Hà Nội định hướng đầu tư xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị, tăng 4 tuyến so với quy hoạch cũ. UBND thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 xây dựng xong 96,8 km và hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư 301 km đường sắt đô thị, với tổng mức đầu tư 14,602 tỷ USD.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống đường sắt đô thị được coi là trục “xương sống” của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, với các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng.

Việc đầu tư sớm, vận hành hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị sẽ nâng cao tỷ trọng vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, từ đó đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông cho thành phố.

© 2022 Báo điện tử Kinh tế & Đô thị - Cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội

Giấy phép của Bộ Thông tin & Truyền thông số 196/GP-BTTTT cấp ngày 21/04/2022

Tổng biên tập: Nguyễn Thành Lợi

Phó Tổng biên tập: Nguyễn Anh Đức, Lê Hoàng Anh, Nguyễn Xuân Khánh

Trưởng ban báo điện tử: Nguyễn Thị Thanh Loan

Toà soạn: Trụ sở chính: 21 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội Trụ sở 2: 221 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội

ĐT: 024.37760444 (133) - Hotline: 0982 015 015

Email: [email protected] - Fax: 024.32484413

Liên hệ quảng cáo: 0966204859 - 024.37732198