Ngày nay, các nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu ra nước ngoài đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Là kế toán viên, bạn cần hạch toán hàng xuất khẩu như thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết về quy trình và cách hạch toán nghiệp vụ kế toán bán hàng này nhé.
Giới thiệu hạch toán hàng xuất khẩu trực tiếp
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghiệp vụ kế toán bán hàng xuất khẩu trực tiếp, nghĩa là doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các khâu bán hàng từ tìm kiếm đối tác đến xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp đều phải được Bộ Thương mại cấp giấy phép và thực hiện giao dịch trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của Nhà nước. Do vậy, các doanh nghiệp đủ khả năng thực hiện bán hàng xuất khẩu trực tiếp thường là các doanh nghiệp lâu năm, đã có mức độ uy tín nhất định và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Xem thêm: So sánh sự khác nhau giữa quy trình Nhập khẩu và Xuất khẩu
Doanh nghiệp sẽ cần nộp đầy đủ bộ chứng từ kế toán tổng hợp dưới đây để thông qua nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu và làm cơ sở cho kế toán viên tiến hành hạch toán hàng xuất khẩu:
Quy trình bán hàng xuất khẩu bao gồm các khâu như sau:
Thao tác hạch toán hàng xuất khẩu bao gồm các khâu ghi nhận doanh thu, thuế xuất khẩu, sau đó ghi nhận giá vốn và nộp thuế xuất khẩu vào ngân sách Nhà nước. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn nhé!
Dưới đây là danh sách các tài khoản kế toán được sử dụng trong cách hạch toán hàng xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp:
Ngoài ra, doanh nghiệp còn sử dụng các tài khoản ghi nhận thay đổi dòng tiền như TK 111, 112,...
Trường hợp 1 - Nếu doanh nghiệp tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp ngay khi giao dịch phát sinh, kế toán viên ghi nhận doanh thu bán hàng và thuế xuất khẩu như sau:
Trường hợp 2 - Nếu doanh nghiệp không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp ngay khi giao dịch phát sinh, định khoản kế toán được ghi nhận như sau:
Để ghi nhận giá vốn hàng hóa của doanh nghiệp, cách hạch toán bán hàng xuất khẩu được thực hiện với bút toán dưới đây.
Để hoàn thành giao dịch bán hàng ra nước ngoài, doanh nghiệp cần nộp thuế xuất khẩu vào ngân sách Nhà nước. Kế toán viên hạch toán thuế xuất khẩu như sau:
Để thành thạo cách hạch toán bán hàng và xuất khẩu, cùng các kiến thức kế toán thực hàng khác, tham khảo ngay khóa học kế toán tổng hợp online sau của Gitiho:
Hãy cùng theo dõi một ví dụ dưới đây để hiểu hơn về các bước hạch toán hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bạn nhé.
Giả sử ngày 01/08/2021, doanh nghiệp A hoàn thành tất cả các thủ tục Hải quan cần thiết để xuất khẩu gạo cho đối tác B. Tổng giá trị thực tế của hàng hóa là 10.000 USD, chưa tính thuế xuất khẩu 10%. Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp A mở tài khoản là 22.000 VNĐ/USD vào ngày 01/08/2021, trong khi tỷ giá trên tờ khai Hải quan là 22.500 VNĐ/USD.
Đến ngày 15/08/2021, đối tác B thanh toán đầy đủ tiền hàng cho doanh nghiệp A qua hình thức chuyển khoản. Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp A mở tài khoản vào ngày 15/08/2021 là 21.000 VNĐ/USD.
Dựa trên các dữ liệu trên, kế toán viên của doanh nghiệp A sẽ tiến hành hạch toán hàng xuất khẩu như thế nào?
Cách hạch toán hàng xuất khẩu trong trường hợp này được chia làm các giai đoạn như dưới đây.
1. Ngày 01/08/2021 - Doanh nghiệp A ghi nhận doanh thu bán hàng và thuế xuất khẩu:
2. Ngày 15/08/2021 - Đối tác B thanh toán tiền hàng:
Trên đây là chi tiết cách hạch toán hàng xuất khẩu trực tiếp được sử dụng trong các trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho đối tác nước ngoài. Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ kiến thức giúp các bạn kế toán viên dễ dàng hoàn thành công việc hạch toán hàng xuất khẩu.
Để tìm hiểu thêm các kiến thức kế toán bán hàng, các bạn hãy tham khảo các bài viết trên blog Gitiho nhé. Ngoài ra, chúng mình còn chia sẻ rất nhiều mẫu chứng từ kế toán trên Excel để các bạn tải về. Hãy truy cập ngay blog Gitiho thôi!
Gitiho xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả.
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU
1. Quy trình hạch toán kế toán hàng nhập khẩu
1.1. Căn cứ vào bộ chứng từ nhập khẩu: Hóa đơn thương mại; Phiếu đóng gói Packing list; Đơn đặt hàng; Vận đơn, tờ khai; Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nhập khẩu.
Nợ TK 151 - Hàng đi đường (Nếu hàng chưa về nhập kho)
Nợ TK 156, 158 - Hàng hóa, hàng kho bảo thuế (Nếu hàng đã về nhập kho)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Lưu ý: Kế toán hạch toán theo dõi đúng loại ngoại tệ của giao dịch phát sinh và quy đổi ra đồng VND theo tỷ giá thực tế quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.
1.2. Căn cứ vào bộ chứng từ nộp thuế ở khâu nhập khẩu: Tờ khai hải quan; Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; Giấy đề nghị thanh toá.
- Hạch toán thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu:
Nợ TK 151, 156 - Hàng đi đường hoặc hàng hóa
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Hạch toán thanh toán thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Nợ TK 3333, 3332 - Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
Nợ TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 111, 112 - Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
1.3. Căn cứ vào Chứng từ Logistic: Là những chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu lô hàng, tính từ thời điểm đặt hàng đến lúc nhập hàng về kho (Hóa đơn GTGT của các hãng tàu, đại lý Logistic, cơ quan hải quan.
Nợ TK 151, 156 - Hàng đi đường hoặc hàng hóa
Lưu ý: Kế toán tiến hành phân bổ chi phí Logistic cho từng mã hàng hóa của lô hàng nhập khẩu. Tiêu thức phân bổ: Theo trị giá hoặc theo số lượng, phân bổ toàn phần hoặc phân bổ từng phần tùy thuộc vào thực tế phát sinh.
1.4. Căn cứ vào chứng từ thanh toán lô hàng nhập khẩu, hạch toán như sau:
Có TK 111, 112 - Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
- Nếu phát sinh giao dịch thanh toán L/C (Letter credit), kế toán cần hạch toán qua Tài khoản 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.
- Hàng nhập khẩu thường được thanh toán bằng ngoại tệ (Không phải tiền Việt nam đồng). Do đó kế toán phải ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán. Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào Tài khoản 515. Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào Tài khoản 635.
- Cuối năm tài chính, tại thời điểm lập BCTC; Kế toán phải tiến hành đánh giá lại tỷ giá hối đoái của khoản mục tiền tệ tương ứng với Số dư Bên có của TK 331. Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào Tài khoản 515. Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào Tài khoản 635.
1.5. Căn cứ vào chứng từ thanh toán phí Logistic, hạch toán như sau:
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
2. Quy trình hạch toán kế toán xuất khẩu hàng hóa
2.1. Căn cứ vào bộ chứng từ xuất khẩu: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn thương mại, đơn đặt hàng, đơn giao hàng, hợp đồng, tờ khai, giấy tờ chứng minh hàng đủ điều kiện xuất khẩU.
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Nếu khách hàng trả tiền ngay)
Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng (Nếu khách hàng chưa thanh toán)
Có TK 333 - Thuế phải nộp NSNN (Chi tiết các loại thuế xuất khẩu phải nộp nếu có)
Có TK 156, 158 - Hàng hóa, hàng kho bảo thuế
+ Trường hợp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, thì không cần xuất hóa đơn GTGT mà chỉ cần hóa đơn thương mại Commercial invoice.
+ Kế toán cần hạch toán theo dõi đúng loại ngoại tệ tương ứng với giao dịch phát sinh và quy đổi ra đồng VND theo tỷ giá thực tế quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.
2.1. Căn cứ vào hóa đơn Logistic của các Công ty Logistic, Đại lý logistic:
Chi phí làm hàng, chi phí vận chuyển, chi phí mở tờ khai tính từ thời điểm xuất hàng ra khỏi kho đến khi hàng hóa đã được giao cho khách hàng, hạch toán như sau:
2.2. Căn cứ vào chứng từ nộp thuế xuất khẩu (Nếu có), hạch toán như sau:
Nợ TK 333 - Thuế xuất khẩu phải nộp NSNN (Chi tiết rõ loại thuế xuất khẩu phải nộp)
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
2.3. Căn cứ vào chứng từ thu tiền bán hàng (Giấy báo có của ngân hàng), hạch toán như sau:
Có TK 131 - Phải thu khách hàng
- Hàng xuất khẩu thường được thanh toán bằng ngoại tệ (Không phải tiền Việt nam đồng). Do đó kế toán phải ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán. Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào Tài khoản 515. Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào Tài khoản 635.
- Cuối năm tài chính, tại thời điểm lập BCTC, Kế toán phải tiến hành đánh giá lại tỷ giá hối đoái của Khoản mục tiền tệ tương ứng với Số dư Bên nợ của TK 131. Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào Tài khoản 515. Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, kế toán hạch toán vào Tài khoản 635.
2.4. Căn cứ vào chứng từ thanh toán tiền cho Công ty V, Đại lý Logistic, hạch toán như sau:
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Những hướng dẫn trên chỉ mang tính chất hướng dẫn chung cho những nghiệp vụ xuất khập khẩu phát sinh phổ biến và hay gặp nhất. Trên thực tế, xuât nhập khẩu hàng hóa thường tiến hành qua nhiều công đoạn, bằng nhiều phương thức khác nhau, nên sẽ phát sinh thêm những vấn đề mới và không giống nhau ở các đơn vị.
KẾ TOÁN PPI VIỆT NAM - CHUYÊN ĐÀO TẠO VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN
☎️ Hotline : 096.478.7599 - 0944.32.5559
Trụ sở chính : Tầng 12- Toà nhà Diamond Flower 48 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Các cơ sở tại Hà Nội: Cầu Giấy, Hà Đông, Long Biên, Đống Đa, Hoàn Kiếm.
Các chi nhánh tỉnh: Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh