Các Cửa Khẩu Của Việt Nam Với Trung Quốc

Các Cửa Khẩu Của Việt Nam Với Trung Quốc

Việt Nam có biên giới giáp với Trung Quốc tuy nhiên không phải ai cũng nắm được danh sách các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc hiện nay. Điều này khiến mọi người gặp khó khăn khi tìm kiếm tuyến đường vận chuyển hàng hóa tối ưu giảm thiểu thời gian và chi phí. Ngay dưới đây là danh sách các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc mà ALS sẽ cập nhật đầy đủ và nhanh chóng giúp mọi người có thông tin hữu ích.

Đơn vị uy tín vận chuyển hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc (Xuyên biên giới)

Đơn vị ALS và ETruck hợp tác chiến lược và phát triển sản phẩm dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ xuyên biên giới Việt Nam ← →  Trung Quốc. Hợp tác này giúp ALS tiếp cận mạng lưới xe tải rộng khắp của ETruck tại Việt Nam, qua đó mở rộng khả năng vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới từ Việt Nam đi Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tại Đông Nam Á.

Loại hàng hóa nào ALS nhận vận chuyển đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam?

Tóm lại, với những chia sẻ về danh sách các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc đã được cung cấp ở trên sẽ mang đến cho mọi người những thông tin chính xác, đầy đủ và hữu ích nhất.

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  Email: [email protected]: 1900 3133Website: https://als.com.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Xe container Trung Quốc phục vụ xuất nhập khẩu di chuyển tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Ảnh: HÀ QUÂN

Đến năm 2030, mở, nâng cấp 8 cặp cửa khẩu quốc tế

Thời kỳ 2021 - 2030, mở, nâng cấp 08 cửa khẩu quốc tế, 09 cửa khẩu song phương, 17 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương và 01 lối mở/cửa khẩu đặc biệt.

08 cặp cửa khẩu quốc tế mở, nâng cấp, gồm: Móng Cái (đường sắt, Quảng Ninh) - Đông Hưng (đường sắt, Quảng Tây); Chi Ma (Lạng Sơn) - Ái Điểm (Quảng Tây); Lý Vạn (Cao Bằng) - Thạc Long (Quảng Tây); Tà Lùng (Cao Bằng) - Thủy Khẩu (Quảng Tây); Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Long Bang (Quảng Tây); Mường Khương (Lào Cai) - Kiều Đầu (Vân Nam); Bản Vược (Lào Cai) - Pả Sa (Vân Nam); Ma Lù Thàng (Lai Châu) - Kim Thủy Hà (Vân Nam).

Mở 09 cặp cửa khẩu song phương, gồm: Hoành Mô (Quảng Ninh) - Động Trung (Quảng Tây); Ka Long (Quảng Ninh) - Bến biên mậu Đông Hưng (Quảng Tây); Km3+4 (Quảng Ninh) - Chợ biên mậu Đông Hưng (Quảng Tây); Bình Nghi (Lạng Sơn) - Bình Nhi Quan (Quảng Tây); Hạ Lang (Cao Bằng) - Khoa Giáp (Quảng Tây); Pò Peo (Cao Bằng) - Nhạc Vu (Quảng Tây); U Ma Tu Khoàng (Lai Châu) - Bình Hà (Vân Nam); Sông Đà (Lai Châu) - Sông Lý Tiên (Vân Nam); A Pa Chải (Điện Biên) - Long Phú (Vân Nam).

Mở 17 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương, gồm:

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Bắc Luân III thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) - Đông Hưng (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa thuộc cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Quảng Ninh) - Động Trung (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Hữu Nghị Quan (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Cốc Nam - Lũng Nghịu (khu vực mốc 1104-1105) thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Hữu Nghị Quan (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Tân Thanh - Pò Chài (khu vực mốc 1090-1091) thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Hữu Nghị Quan (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1035 thuộc cặp cửa khẩu song phương Bình Nghi (Lạng Sơn) - Bình Nhi Quan (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Nà Đoỏng - Nà Ráy thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Long Bang (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa cầu Tà Lùng II thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Tà Lùng (Cao Bằng) - Thủy Khẩu (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Bản Khoòng - Nham Ứng thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Lý Vạn (Cao Bằng) - Thạc Long (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu song phương Sóc Giang (Cao Bằng) - Bình Mãng (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang) - Thiên Bảo (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Bản Quẩn - Sơn Yêu thuộc cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Na Lốc - Mã Hoàng Pao thuộc cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Lồ Cô Chin - Lao Kha thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Mường Khương (Lào Cai) - Kiều Đầu (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Hóa Chư Phùng - Seo Pả Chư thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Mường Khương (Lào Cai) - Kiều Đầu (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Lũng Pô - Lũng Pô Chải thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược (Lào Cai) - Pả Sa (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Y Tý - Ma Ngán Tý thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược (Lào Cai) - Pả Sa (Vân Nam).

Mở 01 lối mở/cửa khẩu đặc biệt: Khu vực mốc 834/1 (tỉnh Cao Bằng) phục vụ việc vận hành Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).

Source: https://tapchicongthuong.vn/den-nam-2030--tuyen-bien-gioi-viet-nam-trung-quoc-co-26-cua-khau-112606.htm

Trung Quốc dự kiến công bố mở rộng cửa khẩu đường bộ

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 30-9, ông Hoàng Khánh Duy - phó Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) - cho biết cơ quan chức năng Trung Quốc vừa thông báo chuẩn bị xong các điều kiện để công bố mở rộng cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị Quan, Quảng Tây đến hai lối mở Pò Chài và Lũng Nghịu.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đề nghị Việt Nam làm tốt công tác chuẩn bị cho cửa khẩu vận hành, cũng như vận hành các lối mở phía Việt Nam.

Theo ông Duy, đây mới chỉ là bước đầu, cơ quan chức năng giữa hai nước sẽ tiếp tục trao đổi các nội dung liên quan, kịp thời báo cáo cấp các nội dung vượt thẩm quyền. Dự kiến, tuần tới các bên liên quan sẽ họp để lên phương án thực hiện.

Trước đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có phản hồi về công hàm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc mở cửa khẩu biên giới Việt - Trung. Theo đó, tỉnh Lạng Sơn giao các bên liên quan chuẩn bị điều kiện sẵn sàng cho việc chính thức mở rộng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan.

Lịch thông quan xuất nhập khẩu với các cửa khẩu Trung Quốc

Ngoài ra, lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) thông tin từ quý 4-2023, tại cửa khẩu Ái Điểm (đối diện cửa khẩu Chi Ma), việc thông quan thực hiện cả các ngày cuối tuần cũng như nghỉ lễ, Tết.

Đối với dịp Quốc khánh Trung Quốc (1-10) và Tết Trung thu, trung tâm này nhận thông tin phía Trung Quốc nghỉ 8 ngày từ 29-9 đến 6-10.

Tuy nhiên, các cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Pò Chài, Ái Điểm (Trung Quốc) nằm đối diện cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma (Việt Nam) vẫn thông quan bình thường. Trong khi đó, những cửa khẩu Lũng Nghịu, Kéo Ái (Trung Quốc) - đối diện cửa khẩu Cốc Nam, Na Hình (Việt Nam) nghỉ lễ.

Trung tâm quản lý cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) đã thông báo tin trên đến các lực lượng chức năng, tổ chức, doanh nghiệp.

(PLO)- Dự kiến vào ngày 11, 12-9 tới, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra 24 vùng trồng, 12 cơ sở đóng gói dừa tươi của Việt Nam trước khi cấp mã số cho các cơ sở này xuất khẩu dừa tươi sang nước bạn.

Sáng nay, 6-9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị "Phổ biến quy định xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc”.

Thông tin tại hội nghị, ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết dừa là cây trồng thế mạnh của Việt Nam. Hiện, cả nước ta có khoảng 200.000 ha trồng dừa, sản lượng hơn 2 triệu tấn.

Trong năm 2023, dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu sang 15 nước trên thế giới với sản lượng 30.000 tấn, dừa khô và các sản phẩm dừa khô cũng xuất khẩu được hơn 300.000 tấn.

Thứ trưởng Trung cho biết, vừa qua, Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký nghị định thư cho phép dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây vừa là cơ hội để mở rộng thị trường dừa của Việt Nam và là căn cứ pháp lý để chúng ta tổ chức, liên kết lại sản xuất cây trồng này bài bản, hiệu quả hơn.

“Hàng năm Trung Quốc tiêu thụ hơn 4 tỉ trái dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỉ dừa tươi, còn lại phục vụ chế biến. Nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho trái dừa của chúng ta” - ông Trung nhấn mạnh.

Thông tin thêm, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết vào ngày 11, 12-9 tới, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam kiểm tra trực tuyến các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi của Việt Nam đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc xem có đáp ứng được các quy định của nghị định thư hay không.

Để chuẩn bị cho đợt kiểm tra của nước bạn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu 15 tỉnh, thành đang trồng nhiều dừa cần phải nắm bắt, nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn bị các vấn đề, tài liệu liên quan theo quy định của nghị định thư đã được ký kết giữa Bộ và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Trong lần kiểm tra này, địa phương, đơn vị nào để xảy ra vi phạm sẽ loại ngay, lần sau đoàn sẽ không kiểm tra và không cho các cơ sở ở nơi đó đăng ký xuất khẩu.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, quá trình đàm phán nghị định thư cho trái dừa tươi được thực hiện từ năm 2016, đến năm 2024 thì Nghị định thư mới được ký kết. Đây là quá trình dài hơi và đầy nỗ lực của Bộ NN&PTNT. Sau khi ký kết nghị định thư, trái dừa Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc.

Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương phải thực hiện nghiêm túc 9 điều trong nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Cụ thể, dừa tươi của Việt Nam được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm dừa tươi (cả quả có vỏ xanh và cuống ngắn ≦5cm và dừa không có vỏ), phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn và vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc, không bị nhiễm các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm, cành, lá và đất.

Tất cả các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ NN&PTNT và được cả Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và Bộ NN&PTNT phê duyệt. Trước khi xuất khẩu, Bộ NN&PTNT phải gửi cho GACC danh sách các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt và danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên. GACC sẽ đăng tải danh sách này trên website.

Ông Hiếu cũng cho biết, trước khi xuất khẩu, cán bộ kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong thời gian 02 năm đầu tiên, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống còn 1%...